Điểm tin Dân số ngày 04.5.2020

1. Báo điện tử Chính phủ; ngày 28/4/2020; 12h34; Cần thiết xây dựng dự thảo Luật Dân số

(Chinhphu.vn) – Bộ Y tế đang dự thảo dự án Luật Dân số nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của công tác dân số hiện nay và đáp ứng với yêu cầu của công tác dân số trong tình hình mới trên cơ sở kế thừa và phát triển Pháp lệnh Dân số.

Bộ Y tế cho biết, trong những năm qua, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cụ thể: Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10 năm so với mục tiêu đề ra và tiếp tục duy trì cho đến nay. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,4 tuổi năm 2016, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người... Tuy nhiên, mức sinh giữa các vùng còn chệnh lệch đáng kể; mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng; tỉ lệ suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn cao; tầm vóc, thể lực của người Việt Nam chậm được cải thiện; chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng và thích ứng với việc già hóa dân số; chất lượng dân số còn thấp; phân bố dân số, quản lý di cư còn nhiều bất cập…

Pháp lệnh Dân số (được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XI thông qua năm 2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XII sửa đổi Điều 10 năm 2008) là cơ sở pháp lý cao nhất của Nhà nước ta trong lĩnh vực dân số để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện, đã tạo nên sự chuyển biến tích cực, giúp ổn định quy mô dân số, đảm bảo cơ cấu dân số, từng bước nâng cao chất lượng dân số và phân bố dân cư hợp lý.

Tuy nhiên, Pháp lệnh Dân số có những hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải điều chỉnh kịp thời, cụ thể như sau:

Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có nhiều quy định mới về quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp năm 2013 quy định “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (khoản 2, Điều 14). Một trong những quy định liên quan trực tiếp đến quyền con người là quyền sinh sản, quyền được lựa chọn nơi cư trú được quy định tại Pháp lệnh Dân số không còn phù hợp với Hiến pháp, do đó cần phải có khung pháp lý ở cấp độ luật để quy định những vấn đề này.

Bên cạnh đó, một số quy định của Pháp lệnh Dân số chưa cụ thể, tính khả thi chưa cao; thiếu các quy định cụ thể về quyền, trách nhiệm của các chủ thể trong xã hội đối với việc giải quyết những vấn đề dân số, về đối tượng ưu tiên, mức ưu tiên và chính sách ưu tiên.

Hiện nay, có những thay đổi khác biệt về các vấn đề kinh tế, xã hội, dân số cần pháp luật điều chỉnh để giải quyết toàn diện cả về quy mô, cơ cấu, phân bố và nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, đó là: (1) Mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Khu vực kinh tế - xã hội nhiều khó khăn có mức sinh cao, có nơi rất cao, trong khi ở một số vùng đô thị, kinh tế - xã hội phát triển, mức sinh đã xuống thấp, có nơi thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế; (2) Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng và ngày càng lan rộng; (3) Yêu cầu phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng; (4) Già hóa dân số với tốc độ nhanh, đòi hỏi sự thích ứng của xã hội; (5) Phân bố dân số, quản lý di cư còn nhiều bất cập; (6) Chất lượng dân số còn thấp; (7) Các yếu tố dân số chưa được lồng ghép một cách hệ thống trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình nên nguồn vốn viện trợ cho lĩnh vực dân số bị cắt giảm mạnh, hoặc không còn nhận được hỗ trợ. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật cùng nhiều vấn đề xã hội chưa được nhận thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả làm thay đổi cách thức quản lý về dân số và là những yếu tố cản trở mục tiêu công tác dân số.

Để thể chế hóa quan điểm trên của Nghị quyết số 21-NQ/TW, bên cạnh các công cụ quản lý khác như chính sách, kế hoạch, hành chính, tài chính…, cần thiết phải xây dựng và ban hành Luật Dân số nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của công tác dân số hiện nay và đáp ứng với yêu cầu của công tác dân số trong tình hình mới trên cơ sở kế thừa và phát triển Pháp lệnh Dân số. Từ các lý do trên đây cho thấy, việc xây dựng và ban hành Luật Dân số là hết sức cần thiết, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết toàn diện công tác dân số, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

http://baochinhphu.vn/Chinh-sach-moi/Can-thiet-xay-dung-du-thao-Luat-Dan-so/394227.vgp

  1. Cổng TTĐT Chính phủ; ngày 27/4/2020; Bộ Y tế đang dự thảo Luật Dân số.

Cổng TTĐT Chính phủ xin giới thiệu toàn văn và đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến.

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/congdan/DuThaoVanBan?_piref135_27935_135_27927_27927.mode=reply&_piref135_27935_135_27927_27927.id=3557

2.Báo điện tử Chính phủ; ngày 29/4/2020; 15h00; Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc

Minh Hiền

(Chinhphu.vn) - Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030".

Mục tiêu đến năm 2030, tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp; giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế.

Để đạt mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi; điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích. Trong đó, cần cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của các địa phương có mức sinh khác nhau.

Đối với địa phương có mức sinh cao, tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích như khuyến khích các cặp vợ chồng, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên; hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, bao gồm phương tiện tránh thai; bồi dưỡng, hỗ trợ người thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, người vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình...

Đối với địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, trước mắt cần rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con. Từng bước ban hành, thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ hai con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng. Ở những địa phương đã có mức sinh dưới mức sinh thay thế thí điểm, mở rộng thực hiện các chính sách hỗ trợ cặp vợ chồng sinh con, nuôi dạy con; đồng thời có chính sách không khuyến khích kết hôn muộn, sinh con muộn và sinh ít con.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nhiệm vụ, hoạt động cần ưu tiên thực hiện ngay là bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên; sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của các chính sách về lao động, việc làm, nhà ở, phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế... đến việc sinh ít con; xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp thích hợp.

Chính quyền địa phương nghiên cứu, ban hành các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con. Hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ hôn nhân và gia đình. Xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ. Thí điểm, nhân rộng các dịch vụ thân thiện với người lao động như đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sĩ gia đình...

Đồng thời, hỗ trợ phụ nữ mang thai, sinh con và sinh đủ hai con: Tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con; giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình.

Hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con như mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình.

http://baochinhphu.vn/Chi-dao-quyet-dinh-cua-Chinh-phu-Thu-tuong-Chinh-phu/Duy-tri-vung-chac-muc-sinh-thay-the-tren-toan-quoc/394367.vgp

3.Báo Gia đình và Xã hội; ngày 30/4/2020; 13h14; Thủ tướng phê duyệt Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030

Mai Thùy

GiadinhNet – Chương trình có mục tiêu chính là duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 588/QĐ-TTg Phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030".

Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2 con); giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có trên 2,2 con); duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế  (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2- 2,2 con).

Để đạt mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền. Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa việc chuyển hướng công tác dân số từ tập trung vào việc giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế. Thống nhất nhận thức trong lãnh đạo và chỉ đạo cuộc vận động thực hiện mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ 2 con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sinh ít con ở những địa phương có mức sinh cao, duy trì kết quả ở những nơi đạt mức sinh thay thế, sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi thông qua việc tuyên truyền sâu rộng các nội dung của Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới nhằm tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về việc chuyển hướng chính sách dân số từ tập trung vào kế hoạch hóa gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề dân số bao gồm quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số.

Ngoài ra, cần điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích. Trong đó, cần cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của các địa phương có mức sinh khác nhau.

Đối với địa phương có mức sinh cao, tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích như khuyến khích các cặp vợ chồng, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên; hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, bao gồm phương tiện tránh thai; bồi dưỡng, hỗ trợ người thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, người vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình...

Đối với địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, trước mắt cần rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con. Từng bước ban hành, thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ hai con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng. Ở những địa phương đã có mức sinh dưới mức sinh thay thế thí điểm, mở rộng thực hiện các chính sách hỗ trợ cặp vợ chồng sinh con, nuôi dạy con; đồng thời có chính sách không khuyến khích kết hôn muộn, sinh con muộn và sinh ít con.

Các nhiệm vụ, hoạt động cần ưu tiên thực hiện ngay là: Bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên; sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của các chính sách về lao động, việc làm, nhà ở, phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế... đến việc sinh ít con; xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp thích hợp.

Chính quyền địa phương nghiên cứu, ban hành các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con. Hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ hôn nhân và gia đình. Xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ. Thí điểm, nhân rộng các dịch vụ thân thiện với người lao động như đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sĩ gia đình...

Hỗ trợ phụ nữ mang thai, sinh con và sinh đủ hai con: Tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con; giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình.

Hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con như mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình. Đồng thời cần mở rộng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ có liên quan...

Quyết định cũng nêu rõ, kinh phí thực hiện Chương trình do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ, theo phân cấp ngân sách hiện hành, được bố trí trong dự toán chi của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện công tác dân số theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Trong đó, ngân sách Trung ương tiếp tục bảo đảm đủ chi phí dịch vụ kế hoạch hóa gia đình bao gồm cả phương tiện tránh thai cấp cho người dân tại các địa phương có mức sinh cao và đối tượng ưu tiên; một số khuyến khích người dân sinh ít con hơn tại địa phương có mức sinh cao; sinh đủ 2 con ở địa phương có mức sinh thấp.

Mời bạn đọc văn bản đầy đủ của Quyết định phê duyệt Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030

http://giadinh.net.vn/dan-so/thu-tuong-phe-duyet-chuong-trinh-dieu-chinh-muc-sinh-phu-hop-cac-vung-doi-tuong-den-nam-2030-20200430124401983.htm

4.Báo Sài Gòn giải phóng; ngày 02/5/2020; 03h51; Nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con

PHAN THẢO

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”. Mục tiêu đến năm 2030, tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp; giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế.

Để đạt mục tiêu trên, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi; điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích. Trong đó, cần cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của các địa phương có mức sinh khác nhau.

Cụ thể, đối với địa phương có mức sinh cao, tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, như: khuyến khích các cặp vợ chồng, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ 3 trở lên; hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, bao gồm phương tiện tránh thai; bồi dưỡng, hỗ trợ người thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, người vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình... Còn đối với địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, trước mắt cần rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con. Từng bước ban hành, thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ 2 con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng. Ở những địa phương đã có mức sinh dưới mức sinh thay thế thí điểm, mở rộng thực hiện các chính sách hỗ trợ cặp vợ chồng sinh con, nuôi dạy con; đồng thời không khuyến khích kết hôn muộn, sinh con muộn và sinh ít con.

Thủ tướng yêu cầu nhiệm vụ, hoạt động cần ưu tiên thực hiện ngay là bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên; sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của các chính sách về lao động, việc làm, nhà ở, phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế... đến việc sinh ít con; xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp thích hợp. Hỗ trợ phụ nữ mang thai, sinh con và sinh đủ 2 con: tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con; giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình. Hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con, như mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình.

https://www.sggp.org.vn/nhieu-chinh-sach-ho-tro-khuyen-khich-cac-cap-vo-chong-sinh-du-2-con-660285.html

5.Báo Tin tức, Thông tấn xã Việt Nam; ngày 29/4/2020; 18h22; Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc

https://baotintuc.vn/thoi-su/duy-tri-vung-chac-muc-sinh-thay-the-tren-toan-quoc-20200429181708195.htm

6.Báo điện tử Chính phủ; ngày 02/5/2020; 07h20; Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 25/4-1/5; Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030" với mục tiêu đến năm 2030, tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp; giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế.

http://baochinhphu.vn/Chi-dao-quyet-dinh-cua-Chinh-phu-Thu-tuong-Chinh-phu/Chi-dao-dieu-hanh-cua-Chinh-phu-Thu-tuong-Chinh-phu-noi-bat-tuan-tu-25415/394508.vgp

  1. Báo Công luận;  ngày 02/5/2020; 18h55; Thời sự 24h ngày 02/5/2020; Đến năm 2030 đạt mức sinh thay thế trên toàn quốc

https://congluan.vn/thoi-su-24h-ngay-2-5-ca-nghi-nhiem-moi-nhat-am-tinh-voi-virus-sars-cov-2-viet-nam-16-ngay-khong-co-ca-covid-19-post78189.html

8.Trang Luật Việt Nam; Quyết định 588/QĐ-TTg Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng

https://luatvietnam.vn/y-te/quyet-dinh-588-qd-ttg-chuong-trinh-dieu-chinh-muc-sinh-phu-hop-cac-vung-183021-d1.html

  1. Trang cpcs.vn; Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030"

Ngày 28/04/2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030"

http://www.cpcs.vn/quyet-dinh-so-588-qd-ttg-phe-duyet-chuong-trinh-dieu-chinh-muc-sinh-phu-hop-cac-vung-doi-tuong-den-nam-2030-d16309.html

 

 

10.Báo Khoa học Phổ thông; ngày 03/5/2020; 06h06; Phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh từ gia đình đến cộng đồng

Cẩm Hồng

KHPTO - Bệnh Thalassemia, hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh (TMBS) là do tan máu di truyền. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...

Theo TS. Bạch Quốc Khánh, viện trưởng Viện huyết học và truyền máu trung ương, Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người, tương đương 13% dân số, mang gen bệnh TMBS. Trong đó, người dân đồng bào dân tộc miền núi chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20 - 40%. Mỗi năm, có khoảng hơn 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh TMBS, trong đó khoảng hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Bộ y tế TS. Phạm Vũ Hoàng cho biết, cần đẩy mạnh việc truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, của gia đình, cộng đồng về tư vấn, tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; tư vấn và tầm soát trước sinh là việc sử dụng các biện pháp thăm dò đặc hiệu trong thời gian mang thai tốt nhất là 3 tháng đầu để chẩn đoán xác định các trường hợp mang gen bệnh TMBS, các bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở thai nhi như: hội chứng Down (tam bội thể 13), hội chứng Ewards (tam bội thể 18) và dị tật ống thần kinh…; tư vấn và tầm soát sơ sinh là một biện pháp dự phòng hiện đại, dùng kỹ thuật y khoa nhằm tìm kiếm để phát hiện ra các bệnh liên quan đến nội tiết, rối loạn di truyền ngay khi đứa trẻ vừa ra đời, cho phép phát hiện một số bệnh lý và tật, bệnh bẩm sinh như: thiểu năng trí tuệ, thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh và tử vong sớm do bệnh TMBS…

Nhân hưởng ứng 34 năm Ngày phòng, chống bệnh Thalassemia thế giới (8/5/1986 - 8/5/2020), Tổng cục dân số để kêu gọi mọi người phòng, chống các trường hợp mang gen bệnh TMBS nói riêng và phòng, chống các bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở thai nhi, các bệnh liên quan đến nội tiết, rối loạn chuyển hóa… nói chung thì việc thực hiện tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh không chỉ là chuyện cá nhân của gia đình mà chính là bước đi lâu dài của ngành dân số nói riêng và cả xã hội nói chung vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi và sự phồn vinh của xã hội hướng tới một tương lai hạn chế đến mức thấp nhất người khuyết tật do các bệnh bẩm sinh gây ra.

Cần tổ chức truyền thông, cung cấp thông tin về tình hình bệnh TMBS, bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể, bệnh bẩm sinh, về nguyên nhân gây bệnh và các giải pháp chủ yếu trong điều trị và phòng, chống thông qua: các hoạt động cung cấp tài liệu, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng; truyền thông tại các trường từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông; tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân.

http://www.khoahocphothong.com.vn/phong-chong-benh-tan-mau-bam-sinh-tu-gia-dinh-den-cong-dong-55630.html

  1. Báo Dân sinh; ngày 27/4/2020; 15h01; UNFA: Hỗ trợ Việt Nam giải quyết vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới

Minh Châu

Một chương trình mới “Giải quyết vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới và các thực hành có hại ở Việt Nam” sẽ được thực hiện trong ba năm từ 2020 đến 2022, đã được Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Chính phủ Na Uy công bố. Các cơ quan phối hợp thực hiện dự án bao gồm: Bộ Lao động, Thương Binh, Xã hội; Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế; Hội Nông dân Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên.

Mục đích của chương trình này nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện khung chính sách, luật pháp và chương trình hiện tại giúp ngăn chặn và chấm dứt việc lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới, trong đó bao gồm: các chiến dịch truyền thông thay đổi các chuẩn mực xã hội và các thực hành củng cố cho việc ưa thích con trai và hạ thấp giá trị của con gái thông qua các phương pháp tiếp cận sáng tạo và đổi mới; nâng cao năng lực cho phóng viên báo chí và truyền hình; thực hiện các chương trình làm cha trách nhiệm; và tăng cường cơ chế điều phối liên ngành trong việc giải quyết vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới.

Bà Grethe Løchen, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam cho biết: "Tăng cường và bảo vệ các chuẩn mực toàn cầu về các thực hành và quyền của trẻ em gái và phụ nữ, bao gồm thay đổi quan niệm của xã hội về sự ưa thích con trai, là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Na Uy. Trong lĩnh vực này, các biện pháp tích hợp giúp nâng cao vị thế, cơ hội và quyền của trẻ em gái và phụ nữ là những biện pháp hiệu quả nhất. Chính phủ Na Uy đã và đang làm việc với nhiều cơ quan đối tác và các bên liên quan, bao gồm UNFPA, để giải quyết vấn đề này trên toàn cầu, khu vực và các quốc gia."

"Tôi rất vui mừng khi thấy tại Việt Nam, UNFPA hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam và cùng với sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Na Uy, đang tiên phong trong việc giải quyết vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới. Các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và cách tiếp cận toàn diện là những biện pháp then chốt giúp mang lại thành công trong việc giải quyết các thực hành có hại."

Bình đẳng giới ở Việt Nam đã được cải thiện trong nhiều thập kỷ qua, nhưng vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới là một thực hành có hại vẫn tồn tại trong xã hội. Lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới đã được xác định là nguyên nhân chính gây mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam. Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam đã được phát hiện vào năm 2004 và bắt đầu từ năm 2005 trở đi thì sự chênh lệch số bé trai và bé gái đã nhanh chóng tăng lên và ở mức 111,5 bé trai trên 100 bé gái vào năm 2019 như đã được công bố từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình cho biêt: "Mất cân bằng giới tính khi sinh là một vấn đề đáng báo động và có xu hướng tiếp tục lan rộng, cả nông thôn, thành thị và nhiều vùng miền. Vì thế, một trong những Mục tiêu của Chiến lược dân số Việt nam đến năm 2030 là đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên. Giải pháp then chốt là phải tăng cường công tác bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức của người dân, phát huy hơn nữa sự tham gia của nam giới vì bình đẳng giới. Cần có những hành động thiết thực bảo vệ trẻ em để các em sinh ra được bình đẳng, dù là trai hay gái."

Bằng chứng cho thấy sự mất cân bằng nhân khẩu học này là kết quả của việc lựa chọn giới tính trước khi sinh do mong muốn có con trai, có cội nguồn từ văn hóa truyền thống ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Sự ưa thích con trai thể hiện một cách rõ ràng vấn đề bất bình đẳng giới.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nói: "Chúng ta cần phải chấm dứt quan niệm ưa thích con trai và không coi trọng giá trị của trẻ em gái trong các nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới. Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ, nhưng những tiến bộ này cần phải được thúc đẩy nhanh hơn nữa trong Thập kỷ Hành động vì các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Trong chương trình dự án này, chúng tôi sẽ hỗ trợ Việt Nam và các tổ chức xã hội thúc đẩy hơn nữa sự thay đổi hướng tới một đất nước Việt Nam hiện đại và tiến bộ, để mọi phụ nữ và trẻ em gái đều có cơ hội thành công trong xã hội như nam giới và trẻ em trai, và các trẻ em gái đều được coi trọng và có giá trị như trẻ em trai."

Theo Bà Naomi Kitahara, giải quyêt vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới không chỉ để đảm bảo bình đẳng giới, mà còn giúp cải thiện được tình trạng kết hôn của dân số trong tương lai do hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh, và điều này này có thể dẫn tới việc giảm mức sinh ở Việt Nam. Do đó, cần có nhiều nỗ lực hơn nữa trên toàn quốc để thúc đẩy việc thực hiện các khung chính sách và luật pháp hiện có để ngăn chặn việc lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới một cách mạnh mẽ và sâu rộng hơn.

http://baodansinh.vn/unfa-ho-tro-viet-nam-giai-quyet-van-de-lua-chon-gioi-tinh-tren-co-so-dinh-kien-gioi-20200427112739577.htm

  1. Báo ảnh Dân tộc và Miền núi; ngày 02/5/2020; 14h40; Hà Thị Mỵ - Người phụ nữ Tày 25 năm hết mình với công tác y tế và dân số thôn bản

Vũ Quang

“Luôn nhiệt tình, tận tụy, trách nhiệm với công việc, gương mẫu trong phát triển kinh tế…” là những cảm nhận của người dân thôn 5, xã Trung Trực, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang về bà Hà Thị Mỵ, dân tộc Tày, nhân viên y tế, cộng tác viên dân số thôn 5, xã Trung Trực. 25 năm làm công tác y tế thôn bản, với nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc tuyên truyền, vận động… bà Mỵ đã giúp người dân trong thôn nâng cao kiến thức về y tế, kế hoạch hóa gia đình. Góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em ở xã 135 Trung Trực.

Bà Hà Thị Mỵ kể, bà bắt đầu làm nhân viên y tế, cộng tác viên dân số thôn 5 từ năm 1995. Những năm đó, đời sống của người dân trong thôn còn nhiều khó khăn, việc chăm sóc sức khỏe vẫn chưa người dân được chú trọng; thôn 5 nằm cách xa Trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện nên việc tiếp cận các dịch vụ y tế còn nhiều hạn chế… Bà đã thường xuyên đến từng hộ dân để tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con, đặc biệt là chị em phụ nữ trong việc chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, bà cũng thường phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các chương trình y tế, như: Nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống bệnh suy dinh dưỡng trẻ em, tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, giữ vệ sinh môi trường...

Thôn 5, xã Trung Trực có 162 hộ dân, trong đó 97% là đồng bào dân tộc Tày, để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, bà Mỵ đã rất sáng tạo khi chuyển thể các nội dung tuyên truyền thành lời bài hát. Các chủ trương, chính sách dân số, y tế… đã được bà Mỵ chuyển thể thành lời hát Then của người Tày. Một số bài hát nổi bật như: “Bài ca dân số”, “Dinh dưỡng mọi nhà”, “Chủ trương hợp lòng dân”… được bà Mỵ và các thành viên trong câu lạc bộ hát Then đàn tính của thôn biểu diễn sau các cuộc họp thôn, các buổi giao lưu văn nghệ của thôn, xóm. Qua đó, giúp người dân dễ hiểu, dễ nhớ nội dung tuyên truyền và tích cực làm theo.

Chị Hà Thị Thắm, thôn 5, xã Trung Trực chia sẻ: Nhờ được bác Mỵ hướng dẫn nên tôi đã có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe cho các con, cho bản thân cũng như người thân trong gia đình. Chúng tôi chú trọng hơn công tác vệ sinh môi trường, ăn chín, uống sôi… Vì vậy, các bệnh ngày trước chúng tôi hay mắc như tiêu chảy, mẩn ngứa… nay đã không còn. Sức khỏe ổn định, gia đình tôi tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Ông Lương Tùng, Trưởng thôn 5, xã Trung Trực cho biết: Với sự tâm huyết, trách nhiệm của bà Mỵ trong công việc, nhiều năm trở lại đây, thôn 5 không có người sinh con thứ 3; phụ nữ mang thai, trẻ em sơ sinh được khám, chăm sóc tại Trạm y tế; tỷ lệ tiêm chủng đạt 100%, các loại bệnh như: Sốt rét, tiêu chảy, kiết lị… đã hoàn toàn được đẩy lùi. Người dân biết ăn, ở hợp vệ sinh, nhà tiêu, chuồng gia súc đều được làm xa nhà. Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân đã được nâng cao. Có sức khỏe ổn định nên người dân trong thôn an tâm chăm lo phát triển kinh tế, đời sống ngày càng được nâng lên.

Năm nay 62 tuổi, bà Mỵ đã có 24 năm tuổi Đảng. Ý thức được trách nhiệm nêu gương của người đảng viên nên bên cạnh việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, bà Mỵ còn nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, trở thành tấm gương điển hình về phát triển kinh tế giỏi ở thôn 5.

Bà Mỵ nhớ lại: Những năm trước đây, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Chồng tôi là thương binh hạng 1/4 sức yếu, con cái còn nhỏ, thiếu lao động, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, nhà ở tạm bợ... Vợ chồng tôi luôn trăn trở tìm cách thoát nghèo. Sau khi đi học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế ở nhiều nơi trên địa bàn huyện, gia đình tôi quyết định vay vốn Ngân hàng để đầu tư trồng rừng, trồng cây ăn quả và chăn nuôi. Vừa làm tôi vừa học hỏi và áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, mô hình phát triển kinh tế của gia đình đã mang lại hiệu quả. Gia đình tôi đã trả hết nợ ngân hàng, xây dựng được nhà mới khang trang, mua sắm được ti vi, tủ lạnh, xe máy… phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày.

Hiện, gia đình bà Mỵ đang có 8ha rừng trồng, 1ha bưởi, chăn nuôi trên 100 con gà, lợn. Mỗi năm, từ trồng trọt và chăn nuôi gia đình bà thu về gần 200 triệu đồng. Với những đóng góp tích cực trong công tác y tế thôn bản, gương mẫu trong phát triển kinh tế, xây dựng quê hương… năm 2019, bà Mỵ đã được UBND huyện Yên Sơn tặng Giấy khen về "Thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc, giai đoạn 2014-2019".

Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cũng như phát triển kinh tế gia đình, bà Mỵ cho biết: Muốn vận động được người dân thì bản thân mình phải là người gương mẫu thực hiện trước. Ngoài ra, cũng phải kiên trì, đa dạng các hình thức tuyên truyền đến bà con. Khi đã hiểu rõ được lợi ích trong các chính sách dân số, y tế, chăm sóc sức khỏe… bà con sẽ tích cực làm theo. Bên cạnh đó, để phát triển kinh tế gia đình thì phải chọn hướng đi phù hợp với thực tế tại địa phương; chăm chỉ, không ngừng học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ đó, từng bước nâng cao thu nhập gia đình.

Ông Nguyễn Văn Sáu, Chủ tịch UBND xã Trung Trực cho biết: Bà Hà Thị Mỵ là một đảng viên người dân tộc thiểu số gương mẫu trên địa bàn xã. Với sự tâm huyết trong công tác y tế thôn bản, qua 25 năm công tác, bà Mỵ đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân thôn 5 nói riêng, người dân trên địa bàn xã nói chung về chăm sóc sức khỏe, dân số, kế hoạch hóa gia đình. Ngoài ra, bà còn làm kinh tế giỏi. Bà Mỵ là tấm gương điển hình cho người dân trên địa bàn xã học tập và làm theo.

https://www.dantocmiennui.vn/xa-hoi/ha-thi-my-nguoi-phu-nu-tay-25-nam-het-minh-voi-cong-tac-y-te-va-dan-so-thon-ban/287913.html

14. Báo Gia đình và Xã hội; ngày 02/5/2020; 06h42; Quảng Trị: Tập trung triển khai hiệu quả chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030

K.Sương - V.Hưng

GiadinhNet - Cùng với cả nước, công tác DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Trị thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và có chuyển biến tích cực. Nhận thức và hành động của toàn xã hội về DS-KHHGĐ đã được nâng lên rõ rệt. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người dân nói chung và chăm sóc SKSS/KHHGĐ nói riêng đã tiếp cận gần hơn và có chất lượng đến đông đảo người dân, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Các hoạt động nâng cao chất lượng dân số bước đầu đã có những bước chuyển biến và lan tỏa trong cộng đồng.

8 nhiệm vụ và giải pháp quan trọng

Ngày 22/11/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1679/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030. Chiến lược nhằm tập trung mọi nỗ lực chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) sang thực hiện và đạt được các mục tiêu toàn diện cả về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.

Mục tiêu tổng quát của chiến lược là: "Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững". Để cụ thể hóa mục tiêu trọng tâm đặt ra, chiến lược cũng đã ban hành 8 mục tiêu cụ thể đến năm 2030. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10.000 người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số rất ít người có nguy cơ suy giảm giống nòi. Mục tiêu tiếp theo là đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi ở mức hợp lý: Tỉ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 22%, tỉ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 11%, tỉ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 49%. Chiến lược cũng đề ra mục tiêu thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Ít nhất 50% số xã, phường đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi; khoảng 70% người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập. 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, khám, chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung…

Để đạt được các mục tiêu đến năm 2030, chiến lược đề ra 8 nhiệm vụ và giải pháp bao gồm: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; đổi mới truyền thông, vận động về dân số; hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số; phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số. Các giải pháp tiếp theo là: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số; bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số; kiện toàn tổ chức bộ máy và đào tạo; tăng cường hợp tác quốc tế.

Những chuyển biến tích cực

Cùng với cả nước, công tác DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Trị thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và có chuyển biến tích cực. Nhận thức và hành động của toàn xã hội về DS-KHHGĐ đã được nâng lên rõ rệt. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người dân nói chung và chăm sóc SKSS/KHHGĐ nói riêng đã tiếp cận gần hơn và có chất lượng đến đông đảo người dân, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Các hoạt động nâng cao chất lượng dân số bước đầu đã có những bước chuyển biến và lan tỏa trong cộng đồng.

Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi công tác dân số của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn và vấn đề mới nảy sinh. Tổng tỉ suất sinh đang ở mức 2,45 con, chưa đạt mức sinh thay thế và có sự khác biệt giữa các địa phương trong tỉnh; cơ cấu dân số có nhiều thay đổi; chất lượng dân số vẫn còn thấp, tuổi thọ bình quân ở mức thấp (68,3 tuổi) so với bình quân chung của cả nước (73,6 tuổi); tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; quan hệ tình dục và có thai ở tuổi vị thành niên, tảo hôn vẫn còn tồn tại...

Do vậy, để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược dân số đến năm 2030 đặt ra là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi công tác dân số của Quảng Trị thời gian tới cần được các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội quan tâm, đảm bảo các nguồn lực cần thiết nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ của chiến lược. Trong đó, tiếp tục ổn định tổ chức bộ máy làm công tác dân số ở các cấp, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của công tác dân số trong tình hình mới.

Ông Trương Hữu Thiện, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Trị cho biết: Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược dân số đến năm 2030 của Chính phủ, ngành Dân số tỉnh sẽ sớm tham mưu lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương ban hành chính sách và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung mục tiêu của chiến lược dân số đề ra. Trước mắt, tham mưu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược dân số đến năm 2030 tại địa phương, cùng với việc tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình Hành động số 110-CTHĐ/TU, ngày 27/4/ 2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về Công tác dân số trong tình hình mới; Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa cho hoạt động công tác dân số, đưa công tác dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược và các chính sách dân số và phát triển của tỉnh.

Các giải pháp cụ thể nâng cao hoạt động Dân số và Phát triển

- Nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động Dân số và Phát triển thông qua việc đổi mới và đa dạng công tác truyền thông, vận động về dân số theo định hướng Dân số và Phát triển.

- Đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới, nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái, phụ nữ trong gia đình và xã hội.

- Truyền thông giáo dục chuyển đổi nhận thức, tạo dư luận xã hội phê phán các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

- Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, vận động thanh niên tự nguyện khám sức khỏe trước khi kết hôn, không tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống.

- Thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh; phát triển mạng lưới chăm sóc người cao tuổi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng, nhân rộng mô hình tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng.

- Tiếp tục phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số; đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo hướng mở rộng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của từng nhóm đối tượng...

http://giadinh.net.vn/dan-so/quang-tri-tap-trung-trien-khai-hieu-qua-chien-luoc-dan-so-viet-nam-den-nam-2030-20200501023856713.htm

  1. Báo Gia đình và Xã hội; ngày 30/4/2020; 7h39; Thừa Thiên - Huế: Khởi sắc công tác dân số vùng ven biển, đầm phá, vạn đò, cửa sông

Đức Hy - Nguyễn Hà

GiadinhNet - Sau 10 năm thực hiện với nhiều giải pháp quyết liệt như tăng cường đầu tư nguồn lực, xây dựng mô hình truyền thông và cung cấp dịch vụ phù hợp, đẩy mạnh nâng cao chất lượng dân số... công tác DS-KHHGĐ các vùng ven biển, đầm phá, vạn đò, cửa sông của tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có nhiều thay đổi tích cực, bước đầu đã đạt được những mục tiêu đề ra trong Đề án Kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển tỉnh Thừa Thiên-Huế ( Đề án 52) giai đoạn 2009-2020.

Đẩy mạnh hoạt động của Đội lưu động, tuyên truyền viên

Năm 2009, Thừa Thiên-Huế có 56 xã thuộc vùng ven biển, đầm phá, cửa sông, vạn đò (chiếm 36% số xã toàn tỉnh). Trong đó, có 48 xã nằm dọc bờ biển, đầm phá và 08 xã, phường vùng cửa sông, vạn đò; với số dân khá lớn, chiếm khoảng 41,42% dân số toàn tỉnh.

Đặc thù là vùng có dân cư tập trung đông đúc, đa số trình độ dân trí còn hạn chế, nghề nghiệp chủ yếu là đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản... nên công tác DS-KHHGĐ ở đây gặp không ít khó khăn. Mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cao so với toàn tỉnh, nhu cầu sinh con đông của các cặp vợ chồng vùng biển còn cao, nhất là sinh con trai. Với mục tiêu kiểm soát quy mô dân số và nâng cao chất lượng dân số vùng ven biển, đầm phá, vạn đò và cửa sông của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách DS-KHHGĐ, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định phê duyệt Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009 – 2020 (Đề án 52), UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã kịp thời phê duyệt triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh. Sau 10 năm thực hiện (2009-2019), công tác DS-KHHGĐ các địa bàn thuộc Đề án 52 đã có nhiều thay đổi tích cực, bước đầu đã đạt được những mục tiêu đã đề ra nhờ triển khai nhiều giải pháp phù hợp và hiệu quả

Xác định đây là địa bàn mà người dân dành nhiều thời gian trên đầm phá, trên biển, cảng cá, chợ cá, nơi cập bến để nuôi trồng, đánh bắt, buôn bán, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã xây dựng Đội tuyên truyền tư vấn lưu động với sự tham gia tự nguyện của các tuyên truyên viên đến từ các đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi. Các tuyên truyền viên đã không kể ngày hay đêm đã tiến hành hàng trăm buổi tuyên truyền tại các cảng cá, chợ cá, nơi cập bến của các ngư dân, tư vấn tại hộ gia đình; tham gia các hoạt động tuyên truyền tại các xã triển khai chiến dịch, các sự kiện truyền thông, lồng ghép tuyên truyền trong hoạt động của các đoàn thể.

Đội lưu động Y tế - KHHGĐ được thành lập trong bối cảnh này nhằm thực hiện lưu động truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ. Đội đã triển khai nhiều hoạt động nâng cao chất lượng dân số như khám, kiểm tra sức khỏe, kiểm tra yếu tố nguy cơ cao cho các cặp nam, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn; khám sàng lọc trước sinh cho các bà mẹ đang mang thai. Triển khai đợt truyền thông tăng cường gắn với hoạt động cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại 56 xã thuộc Đề án nhằm giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tại địa bàn.

Huy động sự tham gia của các ngành, đoàn thể

Bên cạnh chủ động triển khai các hoạt động thì việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ gắn liền với các địa bàn thuộc Đề án 52 là một lợi thế để phát huy.

Với nhiệm vụ của mình ở vùng biển đảo; thường xuyên bám dân, bám địa bàn nên hàng năm ngành Y tế đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai nhiều lớp tập huấn cung cấp kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về DS-KHHGĐ cho cán bộ chiến sỹ các Đồn biên phòng qua đó để lồng ghép tuyên truyền DS-KHHGĐ đến với nhân dân. Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông lâm ngư - Sở NN & PTNT lồng ghép tuyên truyền cho nông ngư dân thông qua các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa hoc kỹ thuật mới. Tập huấn cho Ban chấp hành, hội viên Chi hội Nghề cá và các khuyến ngư viên cơ sở nhằm nâng cao kiến thức về chăm sóc SKSS, các chính sách DS-KHHGĐ. Phối hợp với Hội Nông dân các cấp tổ chức các diễn đàn truyền thông " Nam nông dân với công tác DS-KHHGĐ" và thành lập các CLB Nam nông dân không sinh con thứ 3 trở lên,..

Hiệu quả của Đề án 52 được thể hiện rõ khi tỷ lệ sinh con tại các xã thuộc Đề án 52 giảm từ 23,2% năm 2009 xuống còn khoảng 15,5 % năm 2019, nhiều địa phương đạt thành tích cao trong xây dựng Cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên như xã Phong Bình, huyện Phong Điền; xã Quảng Vinh, xã Quảng Ngạn huyện Quảng Điền; xã Phú Mậu huyện Phú Vang,..được UBND tỉnh khen thưởng.

Theo ông Phan Mậu Dưỡng, Trưởng phòng DS-KHHGĐ thuộc Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền cho biết, huyện Quảng Điền có 8/11 xã, thị trấn thuộc Đề án 52. Trong hơn 10 năm thực hiện Đề án, nhận thức của người dân về công tác DS-KHHGĐ được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ sinh con thứ 3 của huyện giảm từ 22,8% năm 2009 đến nay còn 16%. Một số đơn vị triển khai tốt như xã Quảng Ngạn năm 2009 tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 20,8% năm 2019 giảm xuống còn 13,3%; xã Quảng Lợi năm 2019 tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở mức 23,7% năm 2019 xuống còn 15,1%...

Chị Phạm Thị Thanh Lan, chuyên trách DS-KHHGĐ xã Phú Gia (sát nhập 2 xã Vinh Thái và Vinh Phú) chia sẻ: Xã Vinh Thái trước đây là địa bàn vùng ven biển, đầm phá, người dân muốn có đông con để có nhiều lao động tạo thêm thu nhập cho gia đình. Từ khi triển khai Đề án 52, công tác dân số của xã có kết quả thay đổi rõ rệt, năm 2010 tỷ lệ sinh con thứ 3 của xã ở mức cao 25,71% đến năm 2019 giảm còn 13%.

Đánh giá về việc thực hiện Đề án 52, ông Phan Đăng Tâm, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác DS-KHHGĐ địa bàn của Đề án 52 cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng dân số thông qua hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh; tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân cho vị thành niên, thanh niên nhằm tạo ra một thế hệ công dân biển khỏe mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại vùng đầm phá ven biển của tỉnh.

Trong thời gian tới, để tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác DS-KHHGĐ ở vùng ven biển, đầm phá, vạn đò, cửa sông, ngành Dân số Thừa Thiên Huế xác định cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; nâng cao hiệu quả các hoạt động tuyên truyền giáo dục phù hợp với địa bàn. Đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Triển khai đồng bộ các hoạt động nâng cao chất lượng dân số,... nhằm thực hiện thành công Nghị quyết số 21-NQ/TW và Chương trình hành động của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về công tác dân số trong tình hình mới.

http://giadinh.net.vn/dan-so/thua-thien-hue-khoi-sac-cong-tac-dan-so-vung-ven-bien-dam-pha-van-do-cua-song-20200429160141286.htm

16.Báo Gia đình và Xã hội; ngày 28/4/2020; 07h07; Lâm Đồng: Khi chính sách dân số đi vào lòng dân

Công Nam

GiadinhNet - Trong những năm qua, công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự quan tâm phối hợp của các Ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở; đặc biệt sự tham gia hưởng ứng tích cực của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân. Nhờ vậy, đã mang lại một số kết quả đáng khích lệ góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chất lượng dân số được nâng cao

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản về chỉ đạo triển khai công tác dân số cũng như đầu tư về vật lực, nhân lực, đặc biệt có nhiều chính sách phù hợp với lòng dân, nhất là hỗ trợ miễn phí vật tư y tế cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS)…

Để người dân nắm bắt kịp thời những kiến thức về dân số một cách cặn kẽ, Phòng Truyền thông, giáo dục của Chi cục DS-KHHGĐ Lâm Đồng chủ động phối hợp với các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện triển khai các nội dung như: Chăm sóc sức khỏe sinh sản; tác hại của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính khi sinh; lợi ích của việc sàng lọc trước sinh và sàng lọc sau sinh (SLTS&SLSS); Luật Hôn nhân, gia đình; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực gia đình...

Công tác truyền thông đã có nhiều đổi mới trong công tác tuyên truyền, mang lại hiệu quả cao. Hoạt động truyền thông được triển khai phù hợp với từng đối tượng, từng vùng, cụ thể: Ưu tiên vùng có mức sinh cao, vùng ĐBDTTS, vùng sâu, tập trung cho nhóm đối tượng là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và sinh con một bề, các nhóm đối tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, nhóm vị thành niên và thanh niên… Song song với công tác truyền thông công tác đào tạo tập huấn về chuyên môn, các chỉ thị, Nghị quyết cho cán bộ, người dân nhất là đội ngũ làm công tác Dân số - Y tế cũng được triển khai đồng bộ. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã quan tâm mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Nhờ vậy, mà đến nay người dân đã nhận thức được những lợi ích khi thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ. Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đã dần chấp nhận quy mô gia đình nhỏ "Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con". Các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội đã quan tâm lồng ghép công tác dân số vào chương trình công tác của từng đơn vị. Chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ trong đội tuổi sinh đẻ đã quan tâm đến sức khỏe của bản thân, chú trọng đến vấn đề sức khỏe sinh sản, khám phụ khoa và tự nguyện tham gia các chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp các dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ. Mặt khác, người dân đã hiểu được tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, lợi ích của việc SLTS&SLSS, hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh…

BS Đinh Đức Thọ, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: "Hàng năm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đều ban hành các văn bản liên quan đến công tác dân số và chỉ đạo sát sao với các Sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan lồng ghép công tác dân số vào chương trình công tác và đánh giá hàng năm của mỗi đơn vị; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự tham gia tích cực của những người có uy tín trong cộng đồng, già làng, trưởng bản trong việc vận động người dân thực hiện công tác dân số… nhờ vậy công tác dân số tại Lâm Đồng mới đạt được kết quả trên. Tuy nhiên công tác dân số tại Lâm Đồng trong thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức".

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân

Lâm Đồng cũng như các tỉnh, thành khác trong cả nước đã thực hiện việc sáp nhập Trung tâm Dân số vào Trung tâm Y tế theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập đã làm ảnh hưởng đến tâm tư, nguyện vọng của một số cán bộ, một số đã xin nghỉ hoặc chuyển công tác khác, điều đáng nói những người chuyển đi là những người đã gắn bó lâu năm với ngành, có thâm niên công tác. Chế độ đãi ngộ còn quá thấp nên đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã thường xuyên chuyển công tác; những người mới thay chưa có kỹ năng diễn đạt trước đám đông cũng như nghiệp vụ quản lý công tác DS-KHHGĐ... Vì vậy, công tác tham mưu cho lãnh đạo các cấp còn hạn chế. Hiện nay một số địa phương có tâm lý chủ quan thỏa mãn với những kết quả đã đạt được nên buông lỏng trong việc chỉ đạo cũng như đầu tư kinh phí cho công tác dân số. Một số người dân hiểu chưa đúng về chính sách dân số nên đã chủ động sinh thêm con, trong đó có cả đảng viên, công chức… Mặt khác, hiện nay một bộ phận người dân vẫn chưa nhận thức, hiểu đúng về lợi ích của việc SLTS&SLSS, tác hại của việc tảo hôn và nhân cận huyết thống, ý nghĩa của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân, khám phụ khoa…

Để khắc phục những khó khăn nêu trên, trước tiên cần phải triển khai đồng bộ các hoạt động truyền thông, trong đó chú trọng đến các Đề án, chiến dịch, các đợt truyền thông nhóm nhỏ, tại hộ gia đình; lồng ghép tuyên truyền về hệ lụy của việc lựa chọn giới tính thai nhi cho người dân, cấp phát tờ rơi cho các đối tượng, hộ gia đình. Tiếp tục lồng ghép công tác dân số vào cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch"; duy trì và mở rộng 87 mô hình chi hội kiểu mẫu thực hiện gia đình 5 không, 3 sạch với hội phụ nữ gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".

Có thể hiểu rằng, công tác dân số không chỉ dừng lại ở việc "đẻ ít, đẻ nhiều" mà phải hiểu dân số bao hàm nhiều vấn đề như: Dân số vàng, chất lượng dân số, quy mô và cơ cấu dân số; mất cân bằng giới tính và những vấn đề mới đặt ra… đúng như tinh thần Nghị quyết 21 là chuyển công tác DS-KHHGĐ sang Dân số và Phát triển.

BS Đinh Đức Thọ chia sẻ: "Để công tác dân số trong thời gian tới thành công, trước hết cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chính sách Dân số và Phát triển; nâng cao hiệu quả truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số, SKSS, làm chuyển biến sâu sắc nhận thức, hành động, nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện công tác dân số, SKSS/KHHGĐ… Đặc biệt là tránh chủ quan và thỏa mãn với những gì đã đạt được, cung cấp kịp thời các phương tiện, vật tư y tế có chất lượng để phục vụ cho mọi đối tượng khi có nhu cầu".

Một số chỉ tiêu cơ bản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã đạt và vượt chỉ tiêu giao

Tổng tỷ suất sinh giảm xuống còn 2,11 con/phụ nữ năm 2019; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 11,58% năm 2019; tỷ số giới tính khi sinh xuống còn 110 trẻ trai sinh ra/100 trẻ sinh gái năm 2019; tuổi thọ trung bình tăng hàng năm đến năm 2019 là 73,9 tuổi (nam là 71,2 và nữ là 76,6 tuổi)… Đến nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều hộ gia đình nhờ thực hiện tốt chính sách dân số đã thoát nghèo vươn lên làm giàu, chất lượng cuộc sống được cải thiện, từng bước nâng cao chất lượng dân số góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

http://giadinh.net.vn/dan-so/lam-dong-khi-chinh-sach-dan-so-di-vao-long-dan-20200427230252498.htm

17.Báo Bình Dương; ngày 28/4/2020; 05h22; Giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên trong trường học

Hồng Thái

Sở Giáo dục - Đào tạo vừa xây dựng kế hoạch thực hiện công tác giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSSVTN) trong trường học năm 2020. Kế hoạch này được thực hiện trong học kỳ I năm học 2020-2021.

Chương trình này nhằm trang bị, cập nhật các kiến thức, kỹ năng cơ bản trong thực hiện công tác truyền thông, giáo dục về dân số và phát triển; công tác tư vấn, giáo dục giới tính, SKSSVTN cho giáo viên và học sinh của các trường THCS, THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Ngoài phối hợp với ngành chức năng thực hiện tập huấn, truyền thông, giáo dục, sở còn chỉ đạo các trường thực hiện tích hợp, lồng ghép giảng dạy trong giờ học chính khóa các nội dung về giáo dục dân số, giáo dục giới tính, SKSSVTN trong chương trình môn địa lý và sinh học.

Theo kế hoạch đề ra, nội dung và hình thức tổ chức truyền thông, giáo dục đa dạng, sinh động, phù hợp với từng đối tượng học sinh.

http://baobinhduong.vn/giao-duc-ve-dan-so-suc-khoe-sinh-san-vi-thanh-nien-trong-truong-hoc-a221961.html

18.Báo Gia đình và Xã hội; ngày 30/4/2020; 11h54; Bộ sticker của OK trên Zalo: kỷ lục hơn 32 triệu lượt sử dụng để chat

32 triệu lượt sử dụng để chat và hơn 4,5 triệu lượt tải là những con số ấn tượng mà Nhãn hàng Bao cao su OK thu được sau 8 tháng ra mắt và chỉ trong 3 tháng đăng tải bộ sticker rực rỡ siêu ngộ nghĩnh trên Zalo.

Vào tháng 8 năm ngoái, Nhãn hàng Bao cao su OK đã tung ra một bộ sticker được đánh giá là vô cùng táo bạo và đáng yêu trên Zalo.

Dù đã có tới hơn 32 triệu lượt sử dụng icon bao cao su OK để chat – phần lớn là giới trẻ - bộ Sticker Zalo của Nhãn hàng Bao cao su OK vẫn chưa bao giờ hết HOT. Liên tục có rất nhiều bạn trẻ download sử dụng và vô cùng hào hứng với bộ sticker ngộ nghĩnh, đáng yêu này. Điều đó chứng tỏ: giới trẻ đang dần cởi mở và không còn ngần ngại khi nói về an toàn tình dục trong mỗi tình huống của cuộc sống.

Bộ sticker OK là tập hợp của 24 hình ảnh sống động, thu hút người dùng bằng gam màu đỏ rực rỡ. Chỉ bằng những hình ảnh ngộ nghĩnh, những nhà thiết kế đã gửi gắm trong đó rất nhiều thông điệp tưởng chừng như "khó nói". Hình ảnh chiếc bao cao su được "nhân cách hóa" một cách hài hước và gần gũi là minh chứng cho việc đã đến lúc cần phải truyền thông cởi mở hơn về an toàn tình dục.

Chọn cách tiếp cận trực tiếp, bộ sưu tập sticker Zalo của OK đã giúp những hình ảnh và ngôn ngữ tế nhị được diễn đạt một cách dễ dàng, thân thiện, khiến người dùng thích thú. Ngôn ngữ ẩn ý, có thể hiểu theo nhiều nghĩa, nửa đùa nửa thật, nhưng các sticker này lại rất rõ ràng về mặt thông điệp.

"Ban đầu, khi nhìn thấy bộ sticker này, tôi khá ngại ngần. Vốn là người kín đáo, dẫu thấy rất thú vị nhưng tôi không dám dùng trong các cuộc chuyện trò với bạn bè. Thế nhưng vô tình trong một lần chat cùng nhóm bạn học, mấy người bạn của tôi sử dụng các icon này để trêu đùa lẫn nhau, chúng tôi rất hào hứng, và từ đó mỗi lần chat chít, rủ nhau đi đâu làm gì, chúng tôi chỉ cần thả icon OK cho nhau là… OK" – Thảo, một nhân viên văn phòng sống khá khép kín, cho biết.

OK là thương hiệu bao cao su của Mỹ, được giới thiệu từ năm 1993 và ngày càng được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Đây là dòng bao cao su chất lượng cao nhưng có mức giá rất hợp lý và được cung cấp thường xuyên trong các chiến dịch tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ sức khỏe trong việc ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.

Nhãn hàng Bao cao su OK tiếp tục listing bộ OK sticker ngộ nghĩnh đang siêu HOT này lên Zalo từ ngày 29/4 đến 28/5 để các bạn trẻ có cơ hội tải và sử dụng.

Để tải về, độc giả truy cập Zalo, quét QR code bên trái; hoặc vào link:

https://goldenchoice.com.vn/huong-dan-tai-sticker-ok-tren-zalo/

http://giadinh.net.vn/thi-truong/bo-sticker-cua-ok-tren-zalo-ky-luc-hon-32-trieu-luot-su-dung-de-chat-20200428122403327.htm

 

hỏi đáp

Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình Vĩnh phúc tiếp nhận và trả lời tất cả các vẫn đề thắc mắc về dân số và các chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình.